Đề cương

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - VẬT LÝ 10
NĂM HỌC 2017 - 2018
A. CẤU TRÚC BÀI THI:              
1. Lý thuyết và áp dụng  (2 – 3 điểm):           1 câu
2. Bài tập(7 – 8 điểm):                                      3 hoặc 4 câu
B. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
I. LÝ THUYẾT
Câu 1: Nêu các đặc điểm của chuyển động rơi tự do? Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 2: Nêu định nghĩa về gia tốc; viết biểu thức tính gia tốc trung bình của chuyển động thẳng?
Câu 3: Phát biểu và viết biểu thức định luật II Niutơn. Nêu tên và đơn vị các đại lượng?
Câu 4: Phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn. Nêu tên và đơn vị các đại lượng?
Câu 5: Viết biểu thức của lực ma sát trượt. Nêu tên và đơn vị các đại lượng?
Câu 6: Viết biểu thức của lực đàn hồi. Nêu tên và đơn vị các đại lượng?
II. BÀI TẬP: 
DẠNG 1: BÀI TẬP CƠ BẢN VỀ ĐỘNG HỌC
Bài 1: Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 43,2 km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga.
a. Tính gia tốc của đoàn tàu.               
b. Tính quãng đường tàu đi được trong thời gian hãm.
Bài 2: Một ô tô chuyển động thẳng đều với tốc độ 36 km/h thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều và sau khi chạy được quãng đường 1 km thì đạt tốc độ 60 km/h.
a. Tính gia tốc của ôtô.                        
b. Tính thời gian ô tô chạy hết quãng đường 1 km đó.  
DẠNG 2: ĐỊNH VỊ TRÍ, THỜI ĐIỂM GẶP NHAU CỦA HAI CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
Bài 3: Hai chất điểm chuyển động thẳng đều ngược chiều đến gặp nhau, khởi hành cùng vào lúc 2h từ hai địa điểm A và B cách nhau 150km. Chất điểm chuyển động từ A có tốc độ 25km/h và chất điểm từ B có tốc độ 75km/h.
a. Viết phương trình chuyển động.
b. Tìm thời điểm và vị trí hai chất điểm gặp nhau và vẽ đồ thị tọa độ.
c. Xác định thời điểm hai chất điểm cách nhau 30km.
Bài 4: Một chất điểm qua A với tốc độ 6m/s chuyển động nhanh dần đều về phía B với độ lớn gia tốc 1m/s2. Cùng lúc đó một chất điểm khác qua B với tốc độ 4m/s chuyển động nhanh dần đều về phía A với độ lớn gia tốc 3m/s2. Cho AB = 72m.
a. Viết phương trình chuyển động.
b. Xác định thời điểm và vị trí hai chất điểm gặp nhau.
c. Viết phương trình vận tốc và vẽ đồ thị vận tốc.
DẠNG 3: RƠI TỰ DO
Bài 5: Một vật rơi tự do từ độ cao 50m xuống đất. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính thời gian rơi.                                         
b. Xác định tốc độ của vật khi chạm đất.
Bài 6: Một vật rơi tự do từ độ cao 245m tại nơi có g = 10m/s2.
a. Tính thời gian rơi và vận tốc của vật khi vừa chạm đất.
b. Tính quãng đường rơi 1s đầu tiên và 1s cuối cùng.
c. Tính thời gian rơi 30m đầu tiên và 30m cuối cùng.
DẠNG 4: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
Bài 7: Một vật chuyển động tròn đều trên đường tròn có đường kính 4m với chu kì 10s.
   1. Tính tần số và tốc độ góc.
   2. Tính tốc độ dài và gia tốc hướng tâm.
   3. Tính quãng đường và góc quay được của vật trong 12s.
Bài 8: Một vệ tinh nhân tạo ở độ cao 250 km bay quanh Trái Đất theo một quỹ đạo tròn. Chu kì của vệ tinh là 88 phút. Tính tốc độ góc, tốc độ dài và gia tốc hướng tâm của vệ tinh ? Cho bán kính Trái Đất là 6400 km.
DẠNG 5: CÁC LOẠI LỰC CƠ HỌC
Bài 9: Một lò xo khi treo vật m = 100g sẽ giãn ra 5cm. Cho g = 10 m/s2.
a. Tìm độ cứng của lò xo?                   
b. Khi treo thêm vật m/ thì lò xo dãn 7 cm. Tìm m/?
Bài 10: Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0=30cm, độ cứng k = 100 N/m có đầu dưới gắn cố định vào sàn ngang. Khi treo vật m = 500g vào đầu trên của lò xo thì lò xo có chiều dài bao nhiêu?
Bài 11: Cho khối lượng Trái Đất Μ = 6.1024kg, khối lượng Mặt Trăng M/=7,2.1022 kg. Bán kính quỹ đạo Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất là r = 3,84.108 m.
a. Tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng?
b. Tại điểm nào trên đường nối tâm của chúng, lực hấp dẫn tác dụng lên một vật triệt tiêu?
DẠNG 6: LỰC MA SÁT VÀ ĐỊNH LUẬT II NIU-TƠN
Bài 12: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 15 m/s thì tắt máy, hãm phanh. Tính thời gian và quãng đường ôtô đi thêm được đến khi dừng lại. Biết hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,6. Cho g=10m/s2.
Bài 13: Một vật khối lượng 10kg đang đứng yên trên sàn ngang. Cho hệ số ma sát nghỉ và hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,3 và 0,25. Tác dụng vào vật một lực F có phương song song với sàn. Cho g = 10m/s2.
a. Tìm độ lớn lực ma sát nghỉ tác dụng lên vật nếu F = 25N.
b. Độ lớn của F có giá trị như thế nào để vật dịch chuyển.
c. Nếu F = 50N thì vật đi được quãng đường bao nhiêu sau 2s kể từ khi chuyển động.
Bài 14: Người ta buộc vào vật khối lượng m = 2 kg và kéo vật chuyển động trên sàn ngang. Biết lực kéo của dây có độ lớn F = 4 N và sau 2s từ khi bắt đầu chuyển động vật đi được quãng đường 2 m. Cho g = 10m/s2. Tính hệ số ma sát giữa vật và sàn trong các trường hợp:
a. Dây kéo có phương ngang.
b. Dây kéo hợp với phương ngang góc 300 hướng chếch lên phía trên.
Bài 15: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì đến chân một con dốc, ô tô tắt máy và theo đà đi lên dốc. Biết dốc có chiều dài 205 m, nghiêng 300 so với phương ngang. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là µ = 1/(√3). Lấy g = 10m/s2. Hỏi ô tô có lên đến hết dốc không? 
DẠNG 4: LỰC QUÁN TÍNH VÀ TRỌNG LỰC, TRỌNG LƯỢNG
Bài 16: Một người có khối lượng 30 kg đứng trên sàn của một thang máy. Lấy g = 10m/s2. Tính áp lực của người lên sàn trong các trường hợp sau:
a. Thang máy chuyển động chậm dần đều lên trên với gia tốc có độ lớn a = 1 m/s2.
b. Thang máy chuyển động với gia tốc có độ lớn a = 0,5 m/s2 hướng thẳng đứng lên trên.
c. Thang máy rơi tự do.
DẠNG 5: CHUYỂN ĐỘNG NÉM
Bài 17: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc 30 m/s ở độ cao h = 80m. Lấy g =10m/s2.
a. Xác định vị trí, vận tốc của vật sau khi ném 1s.
b. Tính thời gian chuyển động và tầm bay xa của vật.
c. Tính độ lớn và hướng của vận tốc khi vật chạm đất.
Câu 18: Từ độ cao 12m ném một vật lên trên xiên một góc 30o so với phương ngang với vận tốc đầu 22m/s. Lấy g = 10m/s2 và bỏ qua ma sát.
   1. Viết phương trình tọa độ và phương trình quỹ đạo.
   2. Tính tầm cao so với mặt đất và tầm bay xa.

*******  HẾT *******

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - VẬT LÝ 11
A. Hình thức kiểm tra:                     Tự luận
B. Cấu trúc bài kiểm tra:    
1. Lý thuyết và áp dụng  (2 điểm):           1 câu
2. Bài tập(7 – 8 điểm):                   3 đến 5 câu
C. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP
I. LÝ THUYẾT
Câu 1. Viết biểu thức định luật Cu-lông. Nêu đơn vị các đại lượng trong biểu thức.
Câu 2. Viết công thức tính điện dung của tụ điện phẳng và năng lượng điện trường của tụ điện đã tích điện.
Câu 3. Viết công thức tính công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích trong điện trường đều. Nêu tên gọi và đơn vị các đại lượng trong biểu thức.
Câu 4. Phát biểu và viết biểu thức định luật Jun-Len-xơ.
Câu 5. Nêu bản chất của dòng điện trong kim loại.
Câu 6. Nêu bản chất của dòng điện trong chất điện phân.
II. BÀI TẬP:  Tập trung vào các dạng sau:
1. Chương 1
- Tổng hợp lực tương tác điện.
- Tổng hợp cường độ điện trường, lực điện tác dụng lên điện tích trong điện trường.
- Tính hiệu điện thế, công của lực điện trường (điện trường đều).
- Tụ điện phẳng, điện dung, năng lượng.
- Ghép tụ điện.
2. Chương 2
- Định luật Ôm cho toàn mạch, cho các loại mạch điện.
- Các giá trị định mức bóng đèn.
- Phối hợp định luật Ôm với bóng đèn.
- Công, công suất, hiệu suất của nguồn, máy thu, các linh kiện điện.
- Mắc các nguồn điện thành bộ.
3. Chương 3
- Dùng công thức Fa-ra-đây tính khối lượng các chất thoát ra ở các điện cực.
- Phối hợp mạch điện với bình điện phân có dương cực tan.
D. Một số bài tập tham khảo (chỉ để tham khảo)
Câu 1. Đặt lần lượt hai điện tích điểm q1=2nC; q2=-8nC tại hai điểm A, B cách nhau 2,4cm.
            1. Tính độ lớn cường độ điện trường tại điểm M cách mỗi điện tích 2,4cm và tại điểm N cách mỗi điện tích 2cm.
            2. Tìm vị trí điểm D tại đó không có điện trường.
Câu 2. Cho ba điểm A, B, C trong điện trường đều hình thành tam giác đều cạnh 10cm. Véc tơ cường độ điện trường song song với cạnh BC, có chiều từ B đến C và độ lớn E = 4000V/m.
            1. Tính hiệu điện thế UBC, UCA.
            2. Tính công của lực điện trường dịch chuyển một electron từ A đến B và B đến H (H là chân đường cao của tam giác kẻ từ A).
Câu 3. Cho mạch tụ như hình vẽ (Hình 3): C1 = 2mF; C2 = 3mF; C3 = 6mF; C4 = C5 = 10mF; C6 = 12mF;     UAB = 10V.
1. Tính điện dung tương đương của mạch tụ và điện tích các tụ và năng lượng của tụ C2.
2. Tụ C4 bị đánh thủng. Tính điện tích các tụ còn lại.

Câu 4. Cho mạch điện như hình vẽ: (Hình 4):E1 = 12V; E2 = 3V; r1 = r2 = 1W; R1 = 1W; R2 = 5W; R3 = 5W; R4=7W.
1. Tính điện trở tương đương của mạch AB.
2. Tính hiệu suất và công suất của E1, E2. Tính UMN và UMD.
Câu 5. Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 5): E1 = 15V; E2 = 9V; r1 = r2 = 1W; các bóng đèn Đ1(3V-3W); Đ2(12V-12W); R1, R2 là các biến trở.
1. Tính điện trở mỗi đèn.
2. Điều chỉnh R1 = 7W; R2 = 1W. Tính công suất mỗi đèn và nhận xét độ sáng.
3. Điều chỉnh R1; R2 bằng bao nhiêu để hai đèn sáng bình thường.
Câu 6. Dùng nguồn điện có E = 84V; r = 12W dùng để thắp sáng bình thường 40 bóng đèn giống nhau 6V – 3W mắc hỗn hợp đối xứng thành x hàng song song, mỗi hàng có y bóng mắc nối tiếp. Xác định cách mắc.
Câu 7. Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 7): E1=9V; E2=3V; r1=r2=1W; R1=5W; R2=2W; R3=2W.
1. Tính UAB. Xác định chiều và độ lớn dòng điện chạy qua các đoạn mạch. Tính UMN.
2. Thay R2 bằng tụ điện C=0,35mF. Tính điện tích của tụ và cho biết vị trí cực của tụ.
Câu 8. Có 96 nguồn điện giống nhau mắc hỗn hợp đối xứng thành x hàng song song, mỗi hành gồm y nguồn mắc nối tiếp. Mỗi nguồn có E = 2V; r = 6W. Dùng bộ nguồn để thắp sáng bình thường bóng đèn 12V – 12W. Xác định cách mắc.
Câu 9. Điện phân dung dịch CuSO4 với cực dương bằng Cu bằng dòng điện không đổi có cường độ 10A.
            1. Tính lượng hao mòn anốt sau 3h.
            2. Tính lượng Cu bám vào catốt sau 5h.
            3. Tính thể tích khí H2; O2 sinh ra sau 6h (đktc).
            4. Tính khối lượng nước bị phân tích sau 9h.
Câu 10. Cho mạch điện như hình vẽ (Hình 10): bộ nguồn gồm 12 nguồn điện giống nhau mắc nối tiếp, mỗi nguồn có E = 2V; r = 0,5W;  R2 = 9W; R3 = 2W; Đ (4V-4W); bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 với các điện cực bằng Cu xem là điện trở R4. Biết bóng đèn sáng bình thường và cường độ dòng điện qua bộ nguồn có độ lớn 1,5A.
            1. Tính suất điện động và điện trở trong bộ nguồn.
2. Tính khối lượng Cu bám vào cực âm sau 32min10s. Tính R1 và R4.
ĐỀ CƯƠNG KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018
Môn: Vật lí  12 NC
(Thời gian: 45 phút, 30 câu trắc nghiệm)

I.DAO ĐỘNG CƠ
1.Dao động điều hòa
               -Định nghĩa dao động
               -Dao động điều hòa lắc lò xo
               -Các đại lượng đặc trưng của dao động điều hòa
               - Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa
               -Đồ thị của dao động điều hòa
2.Con lắc đơn
                -Phương trình dao động ,chu kỳ ,tần số.
                -Hệ dao động
3.Năng lượng trong dao động  điều hòa.
                -Biểu thức thế năng,động năng.
                -Sự bảo toàn cơ năng
4.Dao động tắt dần và dao động duy trì.
                -Dao động tắt dần.
                -Dao động duy trì.
                -Ứng dụng của dao động tắt dần.
5.Dao động cưỡng bức ,cộng hưởng.
                -Dao động cưỡng bức,cộng hưởng, ứng dụng hiện tượng cộng hưởng.
6.Tổng hợp dao động điều hòa
                -Tổng hợp  hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số.
II.SÓNG CƠ
1.Sóng cơ ,phương trình sóng cơ
                 -Khái niệm sóng cơ,giải thích sự hình thành sóng cơ.
                 -Những đại lượng đặc trưng của chuyển động sóng.
                 -Phương trình sóng.
2.Phản xạ sóng ,sóng dừng
                  - Sóng dừng ,điều kiện để có sóng dừng.
                  -Ứng dụng.
3.Giao thoa sóng
                    -Sự giao thoa của hai sóng trên mặt nước.
                    -Phương trình giao thoa, tập hợp những gợn lồi, những gợn đứng yên.
.4.Sóng âm,nguồn nhạc âm
                  -Nguồn gốc âm và cảm giác âm
                  -Những đặc trưng của âm.
                  - Nguồn nhạc âm,hộp cộng hưởng
III.DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
1.Dao động điện từ .
                   -Dao động điện từ trong mạch LC.
                   -Dao động điện từ tắt dần,duy trì,cưỡng bức.
2.Điện từ trường.
3.Sóng điện từ
                    -Khái niệm,đặc điểm tính chất.
4.Truyền thông bằng sóng điện từ.
IV.DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU.
1.Suất điện động xoay chiều.
2.Dòng điện xoay chiều trong mạch chỉ có R,L,C
3.Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch RLC nối tiếp cộng hưởng điện.
4.Công suất dòng điện xoay chiều
x

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét