Đề VL11

SỞ GD&ĐT QUẢNG TRỊ               ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016 – 2017
 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ                       Môn: VẬT LÝ 11

ĐỀ CHÍNH THỨC
 
                                                                               Thời gian làm bài: 45 phút
                                                    
Họ và tên học sinh …………………………………………………Lớp…………………
Số báo danh: ……………………………………….……Phòng thi…………

Câu 1:( 2 điểm) Nêu bản chất dòng điện trong kim loại ? Hiện tượng siêu dẫn là gì ?
Câu 2: ( 2 điểm):
Tại hai điểm A, B cách nhau 15 cm trong không khí có đặt hai điện tích
q1 = - 8.10-6 C và q2 = 2.10-6 C. Vẽ hình biểu diễn và tính giá trị véc tơ cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C. Biết AC = 20 cm, BC = 5 cm.
Câu 3: ( 2 điểm)
Một proton bắt đầu chuyển động dọc theo chiều đường sức điện trường của một tụ điện phẳng, hai bản đặt thẳng đứng cách nhau một khoảng d = 3cm và giữa chúng có một hiệu điện thế U = 150V.  Hỏi proto sẽ có vận tốc là bao nhiêu sau khi dịch chuyển được một quãng đường 2cm. Cho biết hạt proton có mp = 1,67.10-27kg và q = +1,6. 10-19C
Câu 4: ( 2 điểm)
Bình điện phân chứa dung dịch CuSO4 hai điện cực bằng Cu có điện trở R2 = 4Ω.  Được nối vào hai điểm có hiệu điện thế U = 12V. Tính khối lượng Cu bám vào Katốt trong thời gian 15 phút 10 giây?
Cho F = 96500 C/mol, A = 64, n = 2.
Câu 5: ( 2 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết hai nguồn giống nhau E = 6V, r = 1 Ω,
Mạch ngoài gồm:  R1 = 3 Ω, R2 = 6 Ω, RX là biến trở,
Đèn (6V - 4W), RA = 0 Ω.  
a/ Khi RX = 2 Ω: Tìm số chỉ của Ampe kế ?
b/ Tìm Rx để công suất tiêu thụ trên điện trở này đạt cực đại 

ĐỀ 2

Họ và tên học sinh …………………………………………………Lớp…………………Số báo danh: …………………………………………….……Phòng thi…………

Câu 1:( 2 điểm) 
Nêu bản chất của dòng điện trong chất điện phân. Khi nào xảy ra hiện tượng dương cực tan ?
Câu 2:( 2 điểm) :
Tại hai điểm A, B cách nhau 20 cm trong không khí có đặt hai điện tích
 q1 =  - 15.10-6 C và q2 = - 25.10-6 C. Vẽ hình biểu diễn và tính giá trị véc tơ cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C. Biết AC = 15 cm, BC = 5 cm.
Câu 3. ( 2 điểm ):
Một electron bắt đầu chuyển động dọc ngược theo chiều đường sức điện trường của một tụ điện phẳng, hai bản đặt thẳng đứng cách nhau một khoảng d = 5cm và giữa chúng có một hiệu điện thế U = 120V. Hỏi electron sẽ có vận tốc là bao nhiêu sau khi dịch chuyển được một quãng đường 3cm. Cho biết hạt electron có me = 9,1.10-31kg và q = -1,6. 10-19C
Câu 4: ( 2 điểm)
Bình điện phân chứa dung dịch AgNO3 hai điện cực bằng Ag có điện trở R2 = 2Ω.  Được nối vào hai điểm có hiệu điện thế U = 10V. Tính khối lượng Ag bám vào Katốt trong thời gian 16 phút 5 giây?
Cho F = 96500 C/mol, A = 108, n = 1.
Câu 5: ( 2 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ:
Biết hai nguồn giống nhau E = 12V, r = 1 Ω,
Mạch ngoài gồm:  R1 = 3 Ω, R2 = 6 Ω, RX là biến trở,
Đèn (9V - 9W), RA = 0 Ω.  
a/ Khi RX = 6 Ω: Tìm số chỉ của Ampe kế ?

b/ Tìm Rx để công suất tiêu thụ trên điện trở này đạt cực đại  
ĐỀ THAM KHẢO
A. Phần chung cho các thí sinh ban cơ bản và nâng cao (7,5đ)
Câu 1 (1,5đ): a. Phát biểu định luật bảo toàn điện tích ? (0,5đ)
                              b. Nêu đặc điểm của vật khi nhiễm điện do tiếp xúc với vật nhiễm điện và giải thích sự nhiễm điện của vật khi tiếp xúc với vật nhiễm điện dương ? (1đ)
Câu 2 (1,5đ): Cho hai điện tích q1 = -9.10-8 (C) và q2 = 16.10-8 (C) đặt tại hai điểm AB cách nhau 2(cm) trong không khí.
a. Xác định độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích ? (0,5đ)
b. Đặt một điện tích q3 tại điểm C. Xác định vị trí của điểm C để q3 cân bằng? (1đ)
Câu 3 (1,5đ): a. Viết biểu thức xác định suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn ghép nối tiếp ? (0,5đ)
b. Xác định số pin cần dùng để ghép nối tiếp không xung đối để tạo thành bộ nguồn điện có suất điện động 12V biết các pin giống nhau có suất điện động và điện trở trong là ξ=1,5V, r=0,25Ω ? (1đ)
Câu 4 (3đ) a. Phát biểu và viết biểu thức định luật I Fa-ra-đây về hiện tượng điện phân ? Nêu rõ ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức, đơn vị ?  (1,5đ)
b. Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có các điện cực bằng đồng. Cho dòng điện có cường độ 1,5A chạy qua bình điện phân trong thời gian 16 phút 5 giây. Biết đồng có A=64 , n=2, F=96500 C/mol
+ Xác định khối lượng đồng bám vào ca tốt (0,5đ)
+ Tìm bề dày lớp đồng đã phủ lên ca tốt biết diện tích mặt phủ là 10cm2, khối lượng riêng của đồng là  D = 8900kg/m(1đ)

B. Phần dành riêng cho các thí sinh ban cơ bản và nâng cao (2,5đ)
(Học sinh chọn phần đề tương ứng với ban học của mình để làm bài)
I. Phần dành cho học sinh Ban cơ bản
Câu 5 (2,5đ): Cho mạch điện như hình vẽ (Hình1):
Biết các nguồn điện có suất điện động và điện trở trong x1=3V, x2=9V; r1 = r2 = 1W. Điện trở R1 = R2 = 6W; đèn Đ 6V- 6W. Ampe kế có điện trở không đáng kể.
a. Tìm số chỉ của Ampe kế ? Nhận xét độ sáng của bóng đèn ? (1,5đ)
b. Xác định công suất của bộ nguồn điện và hiệu suất của bộ nguồn ? (0,5đ)
c. Nếu mắc vào hai đầu đoạn mach AB một tụ điện có điện dung 100pF thì điện tích mà tụ điện tích được bằng bao nhiêu ? (0,5đ)
II. Phần dành cho học sinh Ban nâng cao
Câu 5 (2,5đ): Cho mạch điện như hình vẽ:(Hình2)
Biết các nguồn điện có suất điện động và điện trở trong x1=3V, x2=9V; r1 = r2 = 1W. Điện trở R1 = R2 = 6W; đèn Đ 6V- 6W. Ampe kế có điện trở không đáng kể.
a. Tìm số chỉ của Ampe kế ? Nhận xét độ sáng của bóng đèn ? (1đ)
b. Xác định công suất của bộ nguồn điện và hiệu suất của bộ nguồn ? (0,5đ)
c. Nếu mắc vào hai đầu đoạn mach MN một tụ điện có điện dung 100pF thì điện tích mà tụ điện tích được bằng bao nhiêu ? (1đ)

----------- Hết nội dung đề thi  ----------
PHẦN I: CHUNG CHO CẢ 2 BAN
Câu 1 (1,0 điểm): Hãy cho biết hạt tải điện tự do trong kim loại và trong chất điện phân?                     
Câu 2 (1,0 điểm): Định nghĩa dòng điện không đổi và viết biểu thức cường độ dòng điện không đổi?
Câu 3 (1,0 điểm): Một bình điện phân dung dịch AgNO3 với anốt bằng Bạc(Ag). Cho dòng điện không đổi có cường độ 4A qua bình điện phân.  Xác định lượng Bạc bám vào catốt sau 1 giờ điện phân. Cho biết A = 108, n = 1, F = 96500 C/mol.
Câu 4 (1,0 điểm): Trên vỏ một tụ điện có ghi 20 µF – 220 V.
      a) Hãy cho biết ý nghĩa số liệu ghi trên tụ điện ?
            b) Nối hai bản của tụ điện với một hiệu điện thế 100 V. Tính điện tích của tụ điện.
Câu 5 (3,0 điểm)
           a) Thế nào là điện trường đều?
           b) Có hai điện tích điểm q1 = 10-8C, q2 = 4.10-8C đặt tại 2 điểm A và B cách nhau 30cm trong không khí. Biết k =9.109 (Nm2/C2).
            - Tính cường độ điện trường do điện tích q1 gây ra tại M là trung điểm của AB?
            - Tìm vị trí điểm N mà tại đó vec tơ cường độ điện trường tổng hợp do q1, q2 gây ra bằng 0.
               PHẦN II: Thí sinh chọn một trong hai phần sau:
A. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Câu 6 (3 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ. (Hình 1)
Nguồn điện có  ξ = 15V và r = 2 Ω.  và Điện trở mạch ngoài: R1 =  R2 = 20, R3 = 8.
a. Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
b. Tính công suất của nguồn điện.
c. Dùng ampe kế có điện trở không đáng kể mắc cực dương vào điểm A và cực âm vào điểm B. Hãy tìm số chỉ của ampe kế khi đó.
B. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
Câu 7 (3 điểm): Cho mạch điện như hình vẽ. (Hình 2)
Bộ nguồn có: ξ1 = ξ2 = 4,5V và r1 = r2 = 1,5 Ω. Điện trở mạch ngoài R1= R2 = R3 = 5 Ω, R4 = 10 Ω.
 a) Tính cường độ dòng điện qua mạch chính.
 b) Tính hiệu điện thế UMN.
 c) Dùng ampe kế có điện trở không đáng kể mắc cực dương vào điểm A và cực âm vào điểm B. Hãy tìm số chỉ của ampe kế khi đó.
...........................HẾT...........................
TRƯỜNG THPT TXQT

Mã đề thi: 115


ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ II - LỚP 11
MÔN: Vật lý
Thời gian làm bài: 45 phút
-----------------------------------------------------------------------------
Câu 1 ( 1 Điểm) :
Nêu khái niệm từ trường. Đặc điểm của lực từ tác dụng lên đoạn dòng điện?
Câu 2 ( 2 Điểm).
Bài 1: Hai dòng điện I1 = 5A; I2 = 10 A song song, ngược chiều, cách nhau 30cm, vuông góc với mặt phẳng giấy và cắt mặt phẳng giấy tại hai điểm A,B.
a. Tính lực tương tác giữa hai dòng điện trên một đơn vị dài.
b. Tính cảm ứng từ tổng hợp tại M cách A 60cm, cách B 30cm.
Câu 3 (1 Điểm).
Một đoạn dây dẫn được uốn thành một hình chữ nhật ABCD cạnh AB = 12 cm, AD = 16cm, được đặt trong từ trường đều có B = 10-2T. Cho dòng điện I = 10A chạy qua khung dây (theo chiều ABCDA). Tính lực từ tác dụng lên các cạnh của khung trong trường hợp nếu đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung.          
Câu 4. ( 2 Điểm) :
Một ống dây dài 40cm gồm 350 vòng, đường kính ống 5cm. Cho dòng điện chạy qua ống dây biến thiên theo quy luật 
i = 0,2(3-0,5t)A.
a. Tính độ tự cảm và độ biến thiên năng lượng từ trường từ lúc  t1 = 2s đến lúc t2 =4s.
b. Tính độ lớn suất điện động tự cảm trong mạch.
Câu 5. (2 Điểm):
Một lăng kính có tiết diện là tam giác ABC vuông cân tại A và chiết suất n=1,5. Vẽ đường đi tia sáng và tính góc lệch:
a. tia tới vuông góc AB.                  
b. tia tới vuông góc BC.
Câu 6 ( 2 Điểm) :  
Một thấu kính phân kì có độ tụ - 5dp
a. Đặt vật AB = 3cm vuông góc với trục chính và cách thấu kính 40cm (B trên trục chính). Xác định vị trí, tính chất và độ cao ảnh. Vẽ hình.
b. Dịch vật ra xa thấu kính thêm 5cm hỏi ảnh dịch đi một đoạn bao nhiêu?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét