Đề VL10



TRƯỜNG THPT TXQT

Mã đề thi: 115

ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ I - LỚP 10
MÔN: Vật lý
Thời gian làm bài: 45 phút
-----------------------------------------------------------------------------
Bài 1 (2đ). Một vật chuyển động thẳng có đồ thị vận tốc thời gian
như hình vẽ.
a/ Hãy cho biết tính chất chuyển động
           ứng với các đoạn đồ thị OA, AB. Giải thích.
      b/ Tính độ lớn gia tốc của vật trong mỗi giai đoạn OA, AB.
Bài 2 (2đ): Hãy cho biết phương, chiều, điểm đặt và độ lớn
           của véc tơ vận tốc  trong chuyển động tròn đều.
 Bài 3 (2đ). Một chất điểm chuyển động dọc theo trục Ox với phương trình chuyển động
x = 10t – 2t2 (x đo bằng m, t đo bằng s).
 Xác định gia tốc và vận tốc của chất điểm lúc t = 5s.
Bài 4 ( 1đ): Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng sông với vận tốc 12km/h so với mặt nước. nước chảy với tốc độ 4km/h so với bờ. hỏi vận tốc của thuyền so với bờ.    
Bài 5 (1đ) : Từ độ cao 50m so với mặt đất  người ta thả một vật rơi tự do không vận tốc đầu. Tính thời gian rơi cho đến khi chạm đất. Lấy g = 10m/s2.
Bài 6 (2 đ) Lúc 8h, một ô tô chạy từ Hải Phòng  đi Hà Nội với vận tốc không đổi 40km/h.   Một giờ sau, một ô tô chạy từ Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc không đổi 60km/h. Biết Hà Nội cách Hải Phòng 100 km và coi chuyển  động là thẳng.
         a/ Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục tọa độ, lấy gốc tại Hải  Phòng và chiều dương từ Hải Phòng đi Hà Nội, lấy gốc thời gian lúc 8h.

         b/ Xác định vị trí và thời điểm  hai xe gặp nhau.
ĐỀ 2
PHẦN I: CHUNG CHO CẢ 2 BAN
Câu 1 (2 điểm).
a) Phát biểu và viết biểu thức của định luật II Niu tơn.
b) Áp dụng: Một vật có khối lượng 2kg, chuyển động với gia tốc 1,5 m/s2. Tính độ lớn của hợp lực tác dụng vào vật.
Câu 2 (2 điểm).
a) Nêu định nghĩa chu kì của chuyển động tròn đều. Viết công thức liên hệ giữa tốc độ góc và chu kỳ của chuyển động tròn đều.
           b) Viết công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc của chuyển động tròn đều.
Câu 3 (1 điểm). Thả rơi tự do một vật ở độ cao h = 125m so với mặt đất.
Lấy g = 10m/s2. Tính thời gian rơi của vật.
Câu 4 (2 điểm). Một vật có khối lượng 20kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Vật bắt đầu trượt nhanh dần đều dưới tác dụng của một lực kéo không đổi F = 60N, theo phương song song với mặt sàn. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là  = 0,25. Lấy g = 10 m/s2.
a) Tính độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng lên vật và gia tốc của vật.
b) Sau 3s thì thôi tác dụng lực kéo F. Tính quãng đường vật trượt thêm được cho tới khi dừng lại.
              PHẦN II: Thí sinh chọn một trong hai phần sau:
A. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Câu 5 (1 điểm). Một ô tô đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 10 m/s thì lái xe tăng ga, ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 5 giây ô tô đạt tốc độ 15 m/s.
Tính gia tốc của ô tô trong quá trình tăng ga.
Câu 6 (2 điểm). Một người gánh hai thúng, một thúng gạo nặng 180N, một thúng ngô nặng 120N. Đòn gánh dài 1,2 m, bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Lấy g = 10 m/s2.
a) Hỏi vai người này chịu một lực bằng bao nhiêu?
b) Người này phải đặt vai ở điểm nào để đòn gánh nằm cân bằng.
B. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO
Câu 7 (1 điểm). Một lò xo có độ cứng 50 N/m có một đầu cố định. Tác dụng vào đầu kia của lò xo một lực kéo theo trục của lò xo để nó giãn 10cm. Tính độ lớn của lực đàn hồi của lò xo khi đó.
Câu 8 (2 điểm). Một vật được ném ngang từ độ cao h = 80m so với mặt đất với vận tốc ban đầu là 20 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy g = 10 m/s2.
a) Tính thời gian rơi của vật.
b) Tính vận tốc của vật ngay trước lúc chạm đất.
...........................HẾT...........................
ĐỀ 3
A. Phần chung cho các thí sinh
Câu 1 (2,0đ):
     a) Viết công thức tính gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
     b) Nêu đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều?
Câu 2 (2,0đ):  Một đĩa tròn phẳng bán kính 60cm, có trục quay đi qua tâm và vuông góc với mặt phẳng của đĩa. Cho đĩa quay đều 5 vòng trong thời gian 1s. Hãy Tính?
a)     Tốc độ dài của một điểm trên vành ngoài của đĩa.
b)     Gia tốc hướng tâm của một điểm ở chính giữa bán kính đĩa. (Lấy g = 10 m/s^2 )
Câu 3 (1,5đ) : Phát biểu định luật II Niu-Tơn.Viết biểu thức của định luật II Niu-Tơn trong trường hợp chất điểm chịu nhiều lực tác dụng?
Câu 4 (2,0đ) :  Một vật có khối lượng m = 800g được dặt đứng yên trên một mặt sàn nằm ngang; sau đó người ta tác dụng vào vật một lực kéo F = 2,8N theo hướng song song với mặt sàn. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là 0,2. Lấy g = 10m/s2.
a)     Tính gia tốc của vật.
b)      Sau khi đi được quảng đường S = 3m thì lực kéo ngừng tác dụng. Tính quảng đường đi thêm của vật cho đến khi dừng lại.
B. Phần dành riêng cho các thí sinh ban cơ bản và ban nâng cao
(Học sinh chọn phần đề tương ứng với ban học của mình để làm bài)
I. Phần dành cho học sinh Ban cơ bản ( câu 5)
Câu 5 :
a). Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là gì? Nêu các cách làm tăng mức vững vàng của vật có mặt chân đế? (1,5đ)
b). Một người nâng đầu A của một thanh gỗ AB đồng chất, tiết diện đều có khối lượng 20kg bằng lực nằm trong mặt phẳng thẳng đứng và vuông góc với  thanh
gỗ AB, sao cho thanh gỗ AB hợp với phương nằm ngang góc bằng 300,
 lấy g=10m/s2. Tìm độ lớn của lực nâng.(1,0đ)
     
II. Phần dành cho học sinh ban nâng cao (câu 6)
Câu 6 (2,5đ): Cho cơ hệ như hình vẽ (Hình 2). Các vật có khối lượng
m1 = 1kg, m2 = 3kg. Mặt nghiêng góc α = 300 so với sàn nằm ngang. Bỏ qua khối lượng ròng rọc, bỏ qua ma sát giữa m1 và mặt phẳng nghiêng, giữa dây với ròng rọc, dây không dãn và khối lượng không đáng kể. Lấy g = 10 m/s2. Ban đầu giữ cho hai vật đứng yên rồi buông tay cho chúng chuyển động.Hãy Tính:
a) Gia tốc của mỗi vật. (1,5đ)
b) Áp lực của dây lên trục ròng rọc trong thời gian hệ 2 vật đang còn chuyển động. (1,0đ)

...................HẾT....................


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét